Ứng dụng của Rỉ mật đường
- Ủ chua các loại nguyên liệu thô, xanh: cỏ voi, thân ngô, thân lạc,… giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn và khả năng tiêu hóa của gia súc.
- Là nguyên liệu sản xuất cồn.
- Là nguyên liệu sản xuất bột ngọt (mì chính).
- Nguyên liệu sản xuất men thực phẩm.
- Xử lý nước thải (nuôi vi sinh).
Thành phần của rỉ mật đường phụ thuộc vào giống mía, giai đoạn thu hoạch, thổ nhưỡng, thời tiết và quy trình sản xuất đường của nhà máy
- Đường: các loại gluxit hòa tan (đường đôi và đường đơn) là thành phần dinh dưỡng chính của rỉ mật đường, trong đó sucroza chiếm 44%, Fructoza chiếm 13%, Glucoza chiếm 10%, Axit amin chiếm 3%, các chất khác chiếm 30%. Rỉ mật đường có tỷ lệ đường khử tương đối cao.
- Chất khoáng: Rỉ mật đường là một nguồn giàu khoáng. Hàm lượng Ca trong rỉ mật đường mía cao tới 1%, trong khi đó hàm lượng P lại thấp. Rỉ mật đường mía giàu Na, K, Mg và S. Rỉ mật đường cũng chứa một lượng đáng kể các nguyên tố vi lượng như Cu (7 ppm), Zn (10 ppm), Fe (200 ppm), Mn (200 ppm).
- Chất hữu cơ không đường: Các chất hữu cơ không phải là đường của rỉ mật đường quyết định nhiều tính chất vật lý của nó, đặc biệt là độ nhớt dính. Nó bao gồm chủ yếu là các loại gluxit như tinh bột, các hợp chất chứa N và các axit hữu cơ. Tỷ lệ protein thô trong rỉ mật đường mía tiêu chuẩn là rất thấp (3-5%). Trong rỉ mật đường mía còn có một lượng đáng kể các axit hữu cơ, trong đó chủ yếu là axit acotinic. Rỉ mật đường cũng chứa một lượng axit béo bay hơi, trung bình khoảng 1,3
KHU VỰC MIỀN NAM .
CÔNG TY TNHH DV ĐT VÀ PT QUỐC HÀ
HOTLINE : 0989 17 6263
WEB : HTTP//:QUOCHA.COM.VN