Tin tức

KỸ THUẬT NUÔI HEO RỪNG

  • 08/08/2022

1. Giống và đặc điểm giống

Heo rừng lai là giống heo hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt Nam. Heo rừng lai, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn.

Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài, nhỏ và móng nhọn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, mũi rất thính và khỏe, da lông màu hung nâu, hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn... Vai thường cao hơn mông, đuôi nhỏ, ngắn, chỉ dài đến khoeo. Con đực có răng nanh phát triển, con cái có 2 dãy vú, mỗi dãy 5 núm vú phát triển và nổi rõ.

Heo rừng lai thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5 - 10 con, lứa đầu (con so) 3 - 5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7  -10 con).

2. Chọn giống và phối giống

Chọn giống:

Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước, qua bản thân và qua đời sau.

Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:

Chu kỳ động dục của heo rừng lai là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy theo giống, tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực tiếp xúc với heo cái. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu.

3. Chuồng trại

Kỹ thuật chăn nuôi heo rừng lai thì chuồng trại rất đơn giản, nên chọn chỗ đất cao và thoát nước tốt để nuôi. Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.

Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50 - 100 m2 (tùy theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20 - 30 m2 nuôi khoảng 4 - 5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40 - 50 m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5 - 10m2. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5 m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2 - 3%.

Sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01 để làm nền đệm cho heo nhằm hạn chế mùi hôi của phân và nước tiểu, nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho heo sinh trưởng tốt hơn, hạn chế được các bệnh cho heo, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa.

Bấm hình để xem sản phẩm

4. Thức ăn và khẩu phần ăn

Kỹ thuật nuôi heo rừng lai có thể tận dụng được những thức ăn tự nhiên. Thức ăn cho heo rừng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, cỏ bắp (chiếm khoảng 60 - 70% thành phần thức ăn) và một phần cám gạo.

Đối với heo rừng lai mình nuôi trang trại thường bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất là đạm khoáng chất, nên cần bổ sung các chất bằng phương bằng trộn thức ăn bằng men như men vi sinh hoạt tính NN1, cho ăn bổ sung các muối khoáng như tro bếp, đất sét, hốn hợp đá liếm.

Không được lạm dụng những chất giàu dinh dưỡng để cho cheo rừng lai ăn vì phẩm chất thịt của heo dễ bị biến đổi và làm cho heo bị tiêu chảy.

5. Chăm sóc nuôi dưỡng

Heo đực giống:

Có ý nghĩa quan trọng trong việc gây đàn. Quản lý và chăm sóc tốt 1 heo đực có thể phối 5 - 10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Ngày phối giống nên bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, 1 - 2 quả trứng gà, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do.

Heo cái giống:

Heo rừng lai mắn đẻ và khéo nuôi con (nuôi con rất giỏi). Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bày khi con lớn.

Heo rừng lai sinh sản tự nhiên quanh năm. Thời gian mang thai cũng 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày (114 - 115 ngày) thì đẻ.

Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả hạt ngũ cốc các loại... có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15 gr muối, 20 gr khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.

Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại... Khi heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.

Heo con:

Heo con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15 - 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây: Heo con được 1,5 - 2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống.

Heo sơ sinh có thể đạt 300 - 500 gr/con, 1 tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10 kg, 6 tháng tuổi 25 - 30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60 - 70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25 - 30 kg và bán thịt. Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, cảng tốt, chậm nhất 1 - 2 giờ sau khi sinh. Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.

zalo-img.png