Tin tức

KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI SINH SẢN

  • 08/05/2022

KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI SINH SẢN - CHIA SẺ ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT TRỌN BỘ TỪ A-Z

02/01/2021 11:40

Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản - Chuyên gia chăn nuôi hàng đầu chia sẻ các kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản chi tiết đầy đủ nhất. Bà con chăn nuôi xem và áp dụng để đem lại hiệu quả nhất

 

Kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản - Chuyên gia hàng đầu tư vấn giúp bạn

Nuôi heo nái sinh sản là chuyện không hề đơn giản, nhất là với những người không có kinh nghiệm. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã tổng hợp bài viết chia sẻ dưới đây với đầy đủ kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản. Chỉ cần tham khảo ngày bạn sẽ đúc kết được rất nhiều kiến thức chăn nuôi heo nái sinh sản và đảm bảo thành công với mô hình này.

1. Chuẩn bị gì cho heo nái trước khi sinh?

Công việc cần làm trước khi lợn đẻ 14 ngày

  • Bà con cần phải phòng E.coli
  • Tẩy giun sán 1 lần

Công việc cần làm trước khi lợn đẻ 7 ngày

  • Tiến hành làm vệ sinh chuồng trại, sát trùng cho chuồng nái đẻ.
  • Tắm rửa cho heo mẹ sạch sẽ
  • Tẩy giun sán cho heo lần
  • Chuyển heo mẹ từ chuồng bầu xuống chuồng đẻ riêng biệt

Lưu ý: Ở giai đoạn này khi chăm sóc lợn nái sinh sản bà con cần cho chúng uống đầy đủ nước. Trung bình khoảng 45 lít/ngày và tốc độ nước qua núm uống cần phải đảm bảo đạt 2 lít/phút.

 

Công việc cần làm trước khi lợn đẻ 2 đến 3 ngày

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để hỗ trợ cho quá trình sinh sản gồm: Ô để úm heo con, sổ sách ghi chép heo nái, kìm bấm, kéo cắt, nước sát trùng, 1 cái chén nhỏ, một xô nước sạch để vệ sinh cơ thể heo mẹ khi cần thiết, dây cột rốn heo con, giẻ để lau heo con, đèn, máy phát điện phòng khi điện mất.
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc kháng sinh cần thiết cho heo như kháng sinh có mục đích kéo dài (LA), oxytocin, PGF2α,. . .
  • Theo dõi kỹ lưỡng phòng heo mẹ đẻ sớm hơn ngày dự kiến.

Công việc cần làm trước khi lợn đẻ 0 đến 1 ngày

  • Dựa vào thời gian phối giống và trạng thái của heo để phát hiện thời điểm heo đẻ.
  • Thức ăn cho lợn nái sinh sản lúc này nên giảm bớt hoặc có thể ngừng hẳn.
  • Trường hợp đã đến ngày sinh mà heo vẫn chưa có động thái gì thì nên tiêm một mũi kích thích PGF2α để giúp heo để nhanh hơn.

2. Kỹ thuật phát hiện heo đẻ

Nếu muốn phát triển mô hình nuôi lợn nái sinh sản dù lớn hay nhỏ thì bà con cũng cần nắm rõ kỹ thuật phát hiện heo đẻ. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật như sau:

Dựa vào lịch phối giống

Trung bình, heo nái sẽ mang thai trong thời gian 114 ngày. Do đó, bà con cần phải có sổ ghi chép thời gian phối giống chính xác để dự kiến ngày đẻ mà có sự chuẩn bị cho thuận lợi.

Dựa vào trạng thái cơ thể heo

  • Hiện tượng làm ổ: Khi heo nái sắp đẻ sẽ có biểu hiện cắn ổ, tha rác để làm ổ đẻ.
  • Trạng thái thần kinh: Heo nái sắp đẻ sẽ có biển hiện bồn chồn, đi lại nhiều, ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Trạng thái cơ quan sinh dục: Trước khi heo đẻ từ 1 đến 2 ngày cơ quan sinh dục của heo nái sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Phần âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ, riêng bộ phận núm vú căng to, tĩnh mạch vú cũng nổi lên rõ ràng.
  • Sữa đầu: Đây cũng chính là một yếu tố mà bà con khi chăn nuôi lợn nái sinh sản cần lưu ý. Bởi nó giúp bạn xác định được chính xác heo sắp đẻ. Thông thường trước ngày heo đẻ có thể vắt được vài giọt sữa màu trắng. Nếu vắt ở cặp vú phía trước có vài giọt sữa đầu thì chỉ cần nửa ngày sau là heo sẽ đẻ. Còn nếu vắt ở cặp vú sau mà có sữa đầu thì chỉ cần vài giờ sau thì heo sẽ đẻ.
 

Vì sao phải tiêm PGF2α cho heo chậm đẻ?

Khi heo đẻ chậm, đẻ khó thường sẽ được tiêm Hormone Prostaglandin. Hiện tại, thị trường cũng có nhiều loại Hormone Prostaglandin, trong đó PGF2a được coi là hoạt tính mạnh nhất. Công dụng chính của nó là:

  • Phá vỡ màng noãn bao để khiến trứng rụng.
  • Phá vỡ thể vàng, nang nước ở phía trên buồng trứng, kích thích động dục.
  • Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, làm cổ tử cung mở ra.

3. Các giai đoạn chính của heo nái đẻ

Một trong những cách nuôi lợn nái sinh sản hiệu quả nhất đó là chia rõ từng giai đoạn để thực hiện việc chăm sóc cho phù hợp. Theo đó, có giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Khi heo chuẩn bị đẻ (2-12h)

  • Lúc này cơ ở trong đường sinh dục từ co rút bất thường và ngắn di chuyển sang co rút nhịp nhàng, đều đặn và có chu kỳ.
  • Phần cổ tử cung được mở rộng để tử cung và âm đạo thông suốt với nhau.
  • Có phần dịch ối chảy ra. Phần dịch ối này có công dụng bôi trơn đường sinh dục, qua đó hỗ trợ quá trình sinh đẻ của heo nái diễn ra thuận lợi hơn.
 

 Giai đoạn 2: Khi heo đẩy thai ra (1-4h)

  • Lúc này màng ối sẽ căng phồng để đẩy thai ra gần với cổ tử cung.
  • Lực co bóp khi đó là sự kết hợp của lực co bóp đường sinh dục cộng với sự co bóp của cơ thành bụng và cơ hoành. Vì vậy mà lực khá mạnh và kéo dài liên tục.
  • Bào thai được đẩy ra ngoài.

Giai đoạn 3: Cuống nhau ra ngoài

  • Sau khi tất cả bào thai được đẩy ra bên ngoài hết thì khoảng 10 đến 15 phút sau màng nhau sẽ được đi ra theo đường âm đạo dưới tác động của các cơ co rút dạ con.
  • Khi quá trình sổ gặp nhau xảy ra một số trở ngại hoặc chậm trễ thì rất dễ gây nên hiện tượng viêm tử cung ở những nơi có màng nhau. Các chất dinh dưỡng lúc này sẽ được vận chuyển đến nhiều. Quá trình oxy hóa cũng sẽ tạo nên những chất độc gây tình trạng viêm, hoại tử niêm mạc tử cung.

Khi nắm rõ được từng giai đoạn của quá trình heo nái đẻ thì bà con sẽ biết áp dụng kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản như thế nào cho đúng. Nhờ vậy mà cải thiện được năng suất cũng như chất lượng của đàn heo, giúp cho heo mẹ sau sinh vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

4. Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo

Đỡ đẻ cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản. Theo đó, bà con có thể dựa vào lịch phối giống kết hợp cùng những biểu hiện bên ngoài của heo để có kế hoạch trợ sinh cho heo tốt nhất.

Trước ngày dự kiến sinh nếu heo chưa có bất kỳ biểu hiện gì thì bà con nên tiêm một mũi kích dục tố PGF2α hay còn gọi là thuốc hẹn giờ đẻ. Thông thường, sau khi tiêm tầm 12 giờ thì thuốc sẽ có tác dụng và heo lúc này cũng sẽ có các biểu hiện của việc chuẩn bị sinh. Gần đến giờ đẻ hãy chuẩn bị đầy đủ mọi dụng cụ như đã chia sẻ ở trên.

 

Heo được đẻ ra hãy dùng khăn để lau khô người và quanh vùng miệng. Thao tác này phải thực hiện nhanh chóng để giúp heo con được thông máu. Đồng thời, bạn cũng phải chú ý bóp các dịch nhầy ở trong mũi, miệng của heo để chúng dễ thở hơn.

Trong một vài trường hợp bà con cũng có thể dùng bột lăn để lăn cho heo con. Mục đích của việc làm này là ngoài công dụng làm sạch thì một số loại bột lăn còn giúp heo con giữ ấm, ngăn ngừa một số bệnh tật ở bên ngoài môi trường.

Cách cột rốn cho heo

Bà con hãy dùng dây buộc rốn cho heo cách bụng khoảng 3 đến 5cm. Sau đó dùng kéo cắt dưới chỗ buộc khoảng 1cm rồi nhúng phần rốn đó vào chén nước sát trùng.

Cách cắt đuôi cho heo

Sử dụng kìm bấm bấm chặt vào phần đuôi cách hậu môn từ 3 đến 4cm. Đợi 1 lúc cho máu không còn lưu thông qua chỗ bị bấm nữa thì lúc này hãy sử dụng kéo để cắt đi phần đuôi ở bên dưới chỗ bấm. Tương tự như bước cắt rốn cho heo, lúc này bà con cũng phải nhúng phần đuôi vừa cắt vào chén nước sát trùng.

Hoàn tất xong các bước trên thì hãy bỏ heo con vào trong ô để úm. Khi úm được một lát heo đã bắt đầu ấm hơn thì hãy cho chúng vào bú sữa đầu. Đây là một việc có ý nghĩa rất lớn với heo con. Bởi sữa đầu có hàm lượng kháng thể rất cao, nó giúp heo chống chọi lại được với những bất lợi ở bên ngoài.

Quan sát heo nái trong quá trình đẻ

Việc quan sát heo nái đẻ vai trò rất lớn trong quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản. Bởi lúc này bà con có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý nhanh chóng. Cụ thể như sau:

  • Nếu thấy heo nái đẻ chậm bà con hãy tiêm cho chúng một mũi oxytocin để giúp tử cung co bóp hiệu quả hơn, đẩy heo con ra ngoài dễ dàng.
  • Nếu trong quá trình đẻ mà heo mẹ quá bẩn thì bà con hãy dùng nước ấm có pha với một chút thuốc sát trùng loãng rồi lấy giẻ sạch nhúng với nước để lau qua cho heo, đặc biệt là vùng thân sau.

Lưu ý: Chỉ khi cổ tử cung của heo mẹ đã mở, có dịch ối chảy ra thì mới được tiêm oxytocin.

5. Chăm sóc heo nái sau sinh

Khi heo con cuối cùng được sinh ra thì cần tiêm cho heo mẹ 1 mũi oxytocin để tống toàn bộ nhau thai cũng như sản dịch ra ngoài, giúp tử cung được sạch hơn. Nhiều người không nắm được kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản và bỏ qua bước này kết quả làm sót nhau, nhiễm trùng đường sinh dục cái. Vì vậy, để tránh điều đó bà con nên tiêm thuốc theo đúng hướng dẫn. Đến khi nhau thai ra hết thì thu nhặt toàn bộ, tránh để heo mẹ ăn nhau làm rối loạn tiêu hóa.

Kế đó hãy tiêm cho heo mẹ 3 mũi kháng sinh chống viêm. Mũi đầu tiên tiêm vào thời điểm sau khi heo nái đẻ 6 đến 8h. 2 mũi tiếp theo tiêm cách mũi 1 và cách nhau 24 giờ. Để đảm bảo an toàn cho heo mẹ các chuyên gia khuyên nên chọn kháng sinh Amoxicillin.

 

Ngoài ra, hộ chăn nuôi cũng phải dùng nước sinh lý hay thuốc tím để vệ sinh cơ quan sinh dục, bầu vú và vùng mông trong mầm bệnh. Cung cấp nước uống, thức ăn cho heo mẹ, tăng dần khẩu phần cho heo mẹ sau sinh. Trong thời gian heo mẹ cho con bú hãy cho ăn tự do, đảm bảo máng ăn, máng uống được khô ráo, sạch sẽ.

Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe cho cả heo mẹ lẫn heo còn thì chất lượng thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bà con cần áp dụng quy trình sản xuất thức ăn cho lợn chuẩn nhất dưới đây:

quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản
Bà con nên sử dụng các loại máy băm nghiền thức ăn, trộn thức ăn và ép cám viên...phục vụ hầu hết trong các loại trang trại hiện nay. Qua đó các loại máy móc có thể giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm thời gian và công lao động cho người chăn nuôi. Hãng 3A hiện đang cung cấp ra thị trường các loại máy phục vụ trong chế biến thức ăn cho lợn mà bà con đang quan tâm.

Trên đây là trọn bộ kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản từ A đến Z. Có thể thấy rằng, vai trò của chăn nuôi lợn nái sinh sản rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả heo mẹ và heo con. Vậy nên, hãy áp dụng theo đúng hướng dẫn để đảm bảo mang lại hiệu suất chăn nuôi tốt nhất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu còn điều gì thắc mắc bạn nhé.

CHUYÊN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU SX THỨC ĂN CHĂN NUÔI HEO GÀ VỊT : 0989 1762 63 ZALO

 

zalo-img.png